Bài thuốc Nam dòng họ Đỗ Minh điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xếp nước ta vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Trong đó, các bệnh thường gặp nhất bao gồm: Viêm xương khớp, thoái hóa khớp, cột sống, đầu gối, thoát vị đĩa đệm,…

Việc tìm ra những phương pháp cho các chứng đau nhức xương khớp hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm. Hiện nay, nhận thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc như “nhờn” thuốc, gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, nhiều người đã chuyển hướng sang các phương pháp sử dụng thảo dược nhiên nhiên kết hợp với ăn uống, luyện tập hay vật lý trị liệu. Không ít người trong số họ đã nhận được kết quả chữa bệnh khả quan và không còn phải “chung sống” với những triệu chứng đau nhức nữa.

Tỷ lệ người dân mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng cao và trẻ hóa

Tại sao thảo dược thiên nhiên giúp chữa bệnh xương khớp an toàn và hiệu quả? Đâu là những loại dược liệu bệnh nhân xương khớp nên sử dụng? Dưới đây là phần giải đáp chi tiết của lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Trung tâm ứng dụng và nghiên cứu thuốc dân tộc, dành cho hai câu hỏi trên.

Thảo dược thiên nhiên chữa bệnh xương khớp: Hoàn toàn có thể!

Hỏi: Chào lương y Đỗ Minh Tuấn, tại sao thảo dược thiên nhiên có thể chữa bệnh xương khớp hiệu quả?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Đối với những căn bệnh khó chữa như xương khớp, ít người có niềm tin rằng các loại thảo dược quen thuộc có ngay trong vườn nhà hay chỉ mất vài nghìn đồng để mua lại có khả năng chữa lành bệnh. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.

Theo kinh nghiệm dân gian cũng như những nghiên cứu của y học cổ truyền, một số loại lá cây, củ, quả chứa các dược chất cần thiết giúp cho bệnh xương khớp của bạn được cải thiện nhanh chóng. Có thể kể đến một số công dụng chính của các loại thảo dược này như:

- Giảm các triệu chứng chân tay tê mỏi.

- Kháng viêm.

- Giảm sưng, đau, giúp xương cốt được thư giãn.

- Tăng cường chất keo trong khớp để việc vận động trở nên dễ dàng hơn.

- Duy trì khả năng vận động và tăng sức đề kháng.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh xương khớp, bệnh nhân còn nhận được những lợi ích khác như: An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ giống như thuốc Tây y, dễ dàng sử dụng, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Những thảo dược chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhất

Hỏi:Vậy những thảo dược nào nên dùng để trị xương khớp, thưa lương y?

Lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Việt Nam ta có rất nhiều vị thuốc quý có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh xương khớp, một số loại có thể kể đến như:

# Bồ công anh: Dược liệu bổ trợ tuyệt vời cho bệnh nhân xương khớp

Bồ công anh có tên khoa học là taraxacum officimale bigg, là một loại thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc Nam. Đây là loại cây rất giàu các chất cần thiết cho cơ thể như: Canxi, sắt, magiê, kali, vitamin A, B, C, E, K,... ở cả phần lá và phần thân.

Bồ công anh không chỉ mát gan, giải độc mà còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp

Ngoài tác dụng chữa các bệnh về viêm họng, ho, tắc tuyến sữa…, bồ công anh còn được biết đến là một thảo dược chữa bệnh xương khớp vô cùng hiệu quả. Với hàm lượng cao canxi, magie và sắt, cây bồ công anh có khả năng nuôi dưỡng xương khớp, giúp xương chắc khỏe, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Nhiều bài thuốc Nam chữa bệnh về xương khớp không thể thiếu loại thảo dược này.

# Lá lốt: Cây thuốc quanh nhà giúp chữa bệnh xương khớp hiệu nghiệm

Lá lốt được biết đến là loại rau gia vị quen thuộc trong những bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh vô cùng hiệu quả.

Khả năng chữa bệnh của lá lốt xuất phát từ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất tốt. Nói theo y học cổ truyền, lá lốt có công dụng tán hàn, ông trung, hạ khí, chỉ thống… Vì thế, đây là loại thảo dược chữa bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp vô cùng hiệu quả.

# Cà gai leo: Vị thuốc quý nhiều công dụng

Từ lâu, cà gai leo đã trở thành một vị thuốc quý trong Đông y. Người ta thường dùng phần rễ và dây của cây này để chữa bệnh vì đặc tính giảm đau, kháng độc, chống viêm của nó. Ngoài việc chữa các bệnh đau nhức xương khớp phổ biến, cà gai leo còn bổ sung một lượng lớn chất đầy kháng giúp xương khớp trở nên chắc khỏe hơn.

Do đó, đây là loại thảo dược vừa có công dụng chữa bệnh, vừa có khả năng tương cường sức đề kháng cho người bệnh.

# Cỏ xước: Thảo dược quen thuộc rất tốt cho bệnh xương khớp

Cỏ xước là loại thảo dược không xa lạ gì với người Việt Nam, xuất hiện nhiều ở các khu vườn hoặc các vùng đất cao ráo, thoát nước tốt. Cỏ xước có công dụng giảm đau, nuôi dưỡng xương cốt chắc khỏe hơn, phòng trừ bệnh tê mỏi, đau nhức do hoạt động nhiều.

# Dây đau xương: Vị thuốc đặc trị bệnh cơ xương khớp

Dây đau xương có tên tiếng Hán là khoan cân đằng (nghĩa là: Giúp xương cốt được khỏe mạnh, thư giãn) và được biết đến là loại thảo dược chuyên đặc trị bệnh về xương khớp. Loại cây thân leo này có tính đắng, vị mát, có công dụng chữa đau nhức xương, chân tay co rút hoặc tê dại rất tốt.

# Gối hạc và tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp

Gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume, trong Đông y, gối hạc còn được gọi là Kim lê, Bí dại, Phi tử, Xích thược,... Cây này thường mọc thành bụi, có dạng dây leo, lá có răng cưa, hoa màu đỏ còn quả chín có màu đen.

Gối hạc có mặt nhiều ở các vùng núi tại Việt Nam

Phần dùng làm thuốc của gối hạc thường là rễ. Trong y học cổ truyền, rễ gối hạc có tính mát, vị ngọt đắng. Dược liệu này có công dụng tiêu sưng, thông huyết hiệu quả, do đó gối hạc được dùng chữa các chứng sưng tấy, phong tê thấp, đau nhức xương khớp, viêm đa khớp,...

Hỏi: Thưa lương y, người bệnh nên sử dụng những cây thuốc trên như thế nào để phát huy tác dụng trị bệnh xương khớp?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Sử dụng các loại thảo dược nêu trên, người bệnh có thể xay/ đun nước uống hoặc tìm những bài thuốc chứa các loại thảo dược này để sử dụng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thường mất nhiều thời gian, hiệu quả đến từ các thảo dược thiên nhiên lại “chậm chạp” khiến nhiều người bệnh nhanh chóng nản lòng.

Bên cạnh đó, mỗi vị thuốc Nam sẽ mang lại những tác dụng riêng biệt cho người bệnh. Vì vậy, trong đại đa số trường hợp, bệnh nhân xương khớp muốn trị bệnh hiệu quả thì cần phải sử dụng phối kết hợp nhiều loại dược liệu với nhau.

Bài thuốc từ những loại thảo dược thiên nhiên chữa bệnh xương khớp khỏi hoàn toàn

Hỏi: Được biết hiện nay Nhà thuốc Nam dòng họ Đỗ Minh Đường đang trị hiệu quả cho nhiều người bị xương khớp bằng bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, liệu lương y có thể chia sẻ chi tiết về phương pháp chữa bệnh này được không?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Như tôi vừa nói, các thảo dược nêu trên có thể được sử dụng độc lập trong chữa bệnh xương khớp, tuy nhiên để thu được hiệu quả điều trị cao thì cần đến sự phối kết hợp nhiều vị thuốc với nhau một cách hài hòa nhất.

Đây chính là điều mà nhiều đời lương y của dòng họ Đỗ Minh chúng tôi lưu tâm đến để nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp cho người dân Việt.

Đến nay, sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu và thừa kế bài thuốc mà cha ông để lại từ trăm năm trước, tôi đã bào chế thành công bài thuốc Nam có khả năng chữa bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Bài thuốc bao gồm các bài thuốc nhỏ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều trị bệnh.

Thành phần, công dụng bài thuốc chữa bệnh xương khớp của dòng họ Đỗ Minh

Bạn đọc quan tâm tới Bài thuốc Nam gia truyền chữa bệnh cơ xương khớp của dòng họ Đỗ Minh có thể xem chi tiết tại đây.

>>Bài thuốc chữa bệnh cơ xương khớp dòng họ Đỗ Minh Đường

Hỏi: Theo như tôi được biết, hầu hết các bài thuốc Đông y chỉ bao gồm 1 bài thuốc sắc duy nhất, tại sao Đỗ Minh Đường cần sử dụng đến 4 bài thuốc khác nhau, thưa lương y?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Thận chủ về cốt, can chủ về cân. Vì vậy nên hầu hết các bệnh xương khớp đều liên quan tới gan và thận. Một khi gan thận suy giảm chức năng và bị tổn thương sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Cụ thể, người bệnh thường gặp các hiện tượng như đau nhức, thoái hóa khớp, khô khớp,...

Do đó, để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, Đỗ Minh Đường không chỉ chú trọng vào việc giảm đau, tiêu viêm, tái tạo sụn khớp,... mà còn bồi bổ gan thận, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Điều này giải thích tại sao chúng tôi dùng tới 4 bài thuốc kết hợp với nhau trong chữa bệnh.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng phải sử dụng cả 4 bài thuốc nêu trên, nghĩa là tùy từng tình trạng bệnh mà chúng tôi sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

“Bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh không chỉ nổi tiếng về khả năng trị bệnh xương khớp hiệu quả mà còn giúp bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng cho người bệnh để giảm thiểu một cách tối đa nhất các triệu chứng viêm, đau, nhức xương khớp”

Hỏi: Để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao, ngoài việc dùng thuốc thì nên lưu ý những vấn đề gì?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, bệnh nhân xương khớp nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp. Cụ thể như:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm: Thịt, cá, trứng, sữa,...

- Không kiêng khem quá mức mà chỉ hạn chế hoặc không ăn các món ăn mà bác sĩ dặn dò.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 bởi hoạt chất này giúp làm giảm triệu chứng đau, cứng khớp hiệu quả.

- Uống đủ nước mỗi ngày (2 - 2.5 lít/ ngày).

- Người bị bệnh xương khớp nên tránh ăn ngô nếp, đồ nếp đã qua chế biến vì nhóm thực phẩm này có chứa hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.

- Hạn chế lao động nặng, thức khuya,...

- Hạn chế ăn đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ.

- Tập thể dục thể thao đều đặn.

Cảm ơn lời khuyên của lương y về những lời khuyên hữu ích trên. Mong rằng qua bài viết này, bệnh nhân xương khớp sẽ tìm ra được hướng điều trị mới cho bệnh tình của mình.

Nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh Đường

- Được cấp giấy phép hoạt động bởi Sở Y tế Hà Nội.

- Các lương y, thầy thuốc đều là chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

- Là địa chỉ uy tín trong điều trị các bệnh xương khớp, nam khoa (yếu sinh lý, xuất tinh sớm,...), mề đay, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, ho,...

- Năm 2017, Đỗ Minh Đường vinh dự nhận giải thưởng Cúp vàng “Sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ưa dùng, dịch vụ hoàn hảo” trao tặng bởi Tạp chí Sở hữu trí tuệ.

- Năm 2018, Đỗ Minh Đường được đài VTV2 mời tham gia chương trình “Khỏe thật đơn giản” trong các số phát sóng về bệnh viêm họng hạt, bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh mề đay mẩn ngứa.

Mọi thắc mắc về Nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh Đường, bạn đọc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ Nhà thuốc tại Hà Nội:

- Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình

- Hotline: 0932 088 186

- Máy bàn: 028 3899 1677

Địa chỉ Nhà thuốc tại Hồ Chí Minh

- Địa chỉ: Số 100 Đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh

- Hotline: 0938 449 768 - 0932 088 186

- Máy bàn: 028 3899 1677

Website: https://dominhduong.com/

Fanpage: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường

Email: lienhe@dominhduong.com

Chơi hoa tết, hoa nào có độc?

Hoa thủy tiên:

Hoa thủy tiên là loài hoa rất quen thuộc, thường được trồng để trang trí nhà cửa trong những ngày lễ Tết. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn xếp hai bên. Hoa có 6 cánh, ở giữa chân của nhị đực phình to xếp sát vào nhau thành “chảu” hình chén, màu ngọc - lục nhạt.

Hoa thủy tiên.

Hoa thủy tiên.

Giống thuỷ tiên có cánh màu trắng gọi là “ngọc chảu ngân đài”. Giống thuỷ tiên có cánh màu vàng gọi là “ngọc chảu kim đài”. Tuy nhiên, những bông hoa này lại chứa nhiều độc tính nếu chẳng may bạn ăn phải với số lượng lớn. Đã có nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng thường gặp như: chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.

Hoa lan chuông:

Là loại hoa thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Hoa nhỏ màu trắng nhưng lại mang đầy độc tính.

Hoa lan chuông

Hoa lan chuông

Chất độc có ở mọi nơi, từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước mà chúng nằm ở đó. Nếu ăn nhiều có thể bị nôn nửa, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật, loạn nhịp tim.

Hoa cẩm tú cầu:

Là cây thân mộc, thân thảo bụi ưa bóng râm ẩm thấp, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng. Tất cả bộ phận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Người bệnh có thể bị ngứa da, nôn mửa, suy yếu và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê, co giật và ngừng lưu thông máu.

Hoa đỗ quyên:

Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, cây thân gỗ có vỏ cành màu xám, lá mọc cách, thường mọc nhiều ở vùng núi cao. Hiện nay, thường được trồng vào chậu để làm cây cảnh nội thất, trang trí. Thế nhưng lá và mật hoa của loại cây này lại có độc. Chẳng may ăn phải những chiếc lá xanh của chúng môi của bạn sẽ bị nóng rát. Nếu nhiều sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy…

Hoa trúc đào:

Đây là loại cây có hoa rất đẹp và được trồng khá nhiều làm cảnh, hàng rào, trang trí khu vui chơi, công viên, hè phố… Cây cao khoảng 2 - 3m, nở hoa rất đẹp nhưng có độc tố mạnh và chất này có ở mọi thành phần của cây, có thể gây hại mắt khi bị tác động hoặc tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp. Vì trúc đào còn chứa những hợp chất nguy hiểm như strychnin nên chỉ cần nhai một lá trúc đào là đủ gây nguy hiểm cho trẻ em và nhai 10 - 20 lá là gây nguy hiểm cho người lớn. Thế nhưng khi được hỏi, hầu hết mọi người đều rất mơ hồ về điều này. Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh trung ương, thiếu ôxy lên não, hôn mê và dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào gây rát da, rát mắt, viêm da.

Hoa hồng môn:

Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá màu xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân xanh. Lá và những bông hoa đỏ tươi hồng môn có độc tính. Ăn phải sẽ đau nhức miệng lưỡi, sưng và bỏng rộp nếu ăn nhiều sẽ gây khàn giọng và khó nuốt.

Hoa hồng môn

Hoa hồng môn

Lời khuyên thầy thuốcDo là loại hoa có màu sắc đẹp nên trẻ em rất tò mò với thiên nhiên, nhìn ngắm, sờ, ngửi hoặc cho vào miệng nếm thử. Vì thế việc đề phòng cây cảnh gây ngộ độc cho trẻ em là điều cần thiết. Không trồng, trang trí trong nhà những cây có nguy cơ gây nguy hiểm. Có thể chọn các loài hoa đẹp không độc thay thế. Nếu có thói quen, sở thích, ý nghĩa muốn trồng loại hoa này trẻ nhỏ tránh tiếp xúc. Đối với trẻ lớn hơn cần căn dặn trẻ cẩn thận không được ăn, hái hoặc nghịch loại hoa có độc trên. Đối với ngộ độc các loại hoa còn phụ thuộc vào mức độ ăn, và tuổi tác, cân nặng và sự nhạy cảm của từng người. Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm nguy cơ cao hơn.Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện ngộ độc các loại hoa trên cần xử trí như sau:- Ăn nhầm lá hay thân, hoa thì phải lấy ngay các vật còn sót lại trong miệng nạn nhân, cần gây nôn bằng cách cho uống bằng cách: uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) nếu chưa nôn dùng lông gà rửa sạch ngoáy họng. Chú ý: Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi miệng trẻ cho sạch.- Nếu bị ngộ độc trên da: rửa da bằng nước sạch ở nơi bị nhiễm độc ít nhất 15 phút, không nên bôi kem lên những vùng bị nhiễm độc.Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời. Cần mang theo chất nôn để xác định độc tính.

Bác sĩ Trần Bá

6 lợi ích tuyệt vời của nước ép gừng

Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Gừng có thuộc tính chống tiểu đường và có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó giúp làm giảm hàm lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường và ngay cả ở những người không bị tiểu đường. Một cốc nước ép gừng có thể giúp kiểm soát cả hàm lượng đường khi đói.

Làm chậm lão hóa tâm thần

Vì các hợp chất phenol và flavonoid có trong gừng nên nước ép gừng cũng có thuộc tính bảo vệ dây thần kinh. Nước gừng đặc biệt giúp tăng hàm lượng protein trong não cùng với nhiều thành phần khác giúp não khỏe mạnh. Cần nhớ là việc giảm hàm lượng protein, đặc biệt khi về già, dẫn tới những bệnh như Alzheimer và các rối loạn tâm thần khác.

Chống ung thư

Gừng có chứa một số thành phần phenolic và không bay hơi có hoạt tính sinh học như gingerol, paradol, shogaol và gingerone. Theo một nghiên cứu, các chiết xuất gừng cũng có thuộc tính chống ung thư giúp kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt.

Gừng cũng có tác dụng trị buồn nôn, kiết lỵ, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy, chán ăn, nhiễm trùng, ho, viêm phế quản. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, gừng và các thành phần hoạt chất của nó bao gồm gingerol 6 và shogaol 6 có hoạt tính chống ung thư giúp chống lại ung thư dạ dày-ruột.

Giảm cholesterol

Ngoài kiểm soát hàm lượng đường huyết, nước ép gừng cũng được cho là có tác dụng hạ cholesterol.

Giảm đau do viêm khớp

Chiết xuất gừng có thuộc tính giảm đau và nó rất tốt cho những người bị đau đầu gối mạn tính.

Cách sử dụng

Rửa sạch củ gừng, cắt thành những miếng nhỏ, cho một chút nước và bỏ vào máy xay nghiền nát. Sau đó gạn nước ra 1 cái cốc. Vắt 1/2 quả chanh hoặc thêm mật ong nếu muốn tăng thêm hương vị.

BS Tuyết Mai/univadis

(Theo THS)

Thuốc chữa hiếm muộn do u xơ tử cung

Do vậy, điều trị u xơ tử cung vừa có ý nghĩa giúp việc thụ thai dễ dàng hơn, đồng thời giúp an thai. U xơ tử cung là căn bệnh thường gặp, có tỉ lệ mắc lên tới 30% ở những phụ nữ từ 30 - 50 tuổi. Hầu hết các u xơ tử cung lành tính. Nguyên nhân gây u xơ tử cung chưa rõ nhưng một số nghiên cứu chứng minh sự tăng trưởng của bệnh có liên quan đến các kích thích tố nữ estrogen và progesterone. Y học cổ truyền cho rằng, u xơ tử cung là do khí huyết tắc trệ.

Thuốc chữa hiếm muộn do u xơ tử cung

Dùng bài thuốc chữa u xơ tử cung

Có nhiều loại u xơ tử cung. Nếu u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung, khi phát triển lớn hơn có thể gây đau. U xơ trong cơ tử cung là loại phổ biến nhất và rất dễ phát triển lớn. U xơ dưới niêm mạc tử cung dễ dẫn đến chảy máu nặng và các biến chứng khác; khối u xơ có thể nằm ở đáy, thân, eo hay cổ tử cung.

Trong một số trường hợp, u xơ tử cung có thể chặn ống dẫn trứng gây khó khăn cho quá trình thụ thai hay u xơ phát triển bên trong tử cung làm cho thai nhi khó phát triển bình thường... Một số phụ nữ có u xơ thường chịu những rủi ro trong thai kỳ và khi sinh. U xơ tử cung có thể gây ra đau vùng chậu và ra máu nhiều sau khi sinh, thậm chí cần phải phẫu thuật.

Bài thuốc y học cổ truyền giúp khối u nhỏ lại, đồng thời giúp khí huyết lưu thông, người phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn dễ thụ thai.

Bài thuốc kinh nghiệm: hương phụ 20g, ích mẫu 20g, ngải cứu 20g, trinh nữ hoàng cung 4g, nghệ vàng 20g.

Hương phụ có tác dụng điều kinh, chỉ thống (giảm đau). Ích mẫu: tiêu thủy, hành huyết, trục huyết cũ, sinh huyết mới, điều kinh, giảm độc. Hương phụ và ích mẫu giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết. Ngải cứu lý khí huyết, đuổi hàn thấp, ấm kinh, ngừng máu, an thai, điều hòa kinh nguyệt, điều trị u nhọt. Nghệ chống viêm, phá ác huyết, u nhọt; giúp sinh cơ (lên da) và chỉ huyết (cầm máu). Trinh nữ hoàng cung được nghiên cứu cho thấy là vị thuốc giúp giảm viêm, tiêu u trong u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến…

Theo kinh nghiệm, bài thuốc này nên dùng từ 1 - 3 tháng, sau liệu trình nên kiểm tra lại bằng siêu âm. Thông thường, phụ nữ khó có con do u xơ tử cung sẽ có con sau khi dùng bài thuốc này.

Thêm bài thuốc chữa vô sinh - hiếm muộn nữ

Trên một cá nhân cụ thể, việc hiếm muộn nhiều khi không chỉ do một nguyên nhân. Người bị u xơ tử cung có khi phải dùng thêm bài thuốc chữa chứng hiếm muộn. Có nhiều bài thuốc để sử dụng trong trường hợp này và cho kết quả cao.

Như trên đã nói, theo y học cổ truyền, u xơ tử cung là do khí huyết tắc trở, kinh nguyệt rối loạn.

Người xưa có câu, khí huyết xung hòa, trăm bệnh không sinh ra. Khí làm hướng đạo cho huyết, huyết làm chỗ dựa cho khí. Khí thuộc dương chủ động mà vận hành, huyết thuộc âm chủ tĩnh mà phụ vào. Tác dụng của khí vô hình là lưu thông, thể chất của huyết hữu hình là nương tựa và giữ gìn. Cho nên khí hành thì huyết theo. Phụ nữ khí huyết suy thường khó sinh con. Các bài thuốc dùng cho trường hợp này chỉ huyết hay chỉ bổ khí thôi thì chưa đủ mà phải bổ cả khí lẫn huyết.

Qua thực tế khám chữa bệnh vô sinh - hiếm muộn, tôi dùng bài Bát trân, gồm: đương quy 4g, xuyên khung 4g, thục địa 4g, bạch thược 4g, nhân sâm (đảng sâm) 4g, phục linh 4g, bạch truật 4g, cam thảo 2g.

Cách dùng: sắc với 2 lát gừng, 2 quả táo uống trước bữa ăn.

Bài Bát trân được hợp lại từ hai bài thuốc là bài Tứ quân (tác dụng bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết).

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng khí là vệ thuộc dương, huyết là dinh thuộc âm đó là lưỡng nghi ở người, nếu dùng Tứ vật thì cố âm cho nên kết hợp cả Tứ quân để bổ cả khí lẫn huyết không lo âm dương thiên thắng cho nên gọi là Bát trân. Khí huyết sung mãn sẽ sống lâu.

Cấu trúc bài thuốc Tứ vật (bổ huyết) gồm: đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g.

Tứ vật là bài thuốc vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài thuốc này là bài thuốc chuyên để điều huyết “Điều huyết chi chuyên tễ”). Trong bài thuốc có đương quy là bổ huyết, hòa huyết, địa hoàng là bổ huyết tư âm là Quân; bạch thược là dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của Quân, làm cho chức năng tàng huyết của Can tốt, làm Thần. Xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí làm huyết lưu thông, chống huyết ứ trệ cho nên là Tá và Sứ.

Như vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, cho nên không những điều trị huyết hư mà dùng cho cả huyết ứ trệ.

Bài thuốc Tứ quân (bổ khí) gồm các vị: nhân sâm 12g, phục linh12g, bạch truật 12g, cam thảo (chích) 8g.

Bài thuốc chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ, ích khí. Trong đó, nhân sâm bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí), bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là Quân; bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện Tỳ là Thần; Phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện Tỳ giúp bạch truật tăng tác dụng hóa thấp là Tá; Cam thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa thuốc vào Tỳ làm chức năng điều hòa các vị thuốc giúp Nhân sâm ích khí và hòa trung là Sứ. Cho nên bài thuốc này bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn. Bốn vị này có tính hòa hoãn dễ uống đều làm ăn ngon bổ khí nên gọi là Tứ quân tử.

Bài Bát trân thang gồm 2 bài “Tứ vật” và “Tứ quân” hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết, trong bài tứ quân bổ khí, bài tứ vật bổ huyết gia thêm sinh khương, đại táo để điều hòa dinh vệ. Bát trân từ lâu vẫn nổi tiếng là một bài thuốc có công dụng bồi bổ khí huyết, có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống thiếu máu và điều trị các bệnh sản phụ khoa, dùng tốt cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Trong các trường hợp vô sinh nữ, nhiều người do khí huyết đều hư, sức khỏe suy yếu kinh nguyệt rối loạn… dẫn đến khó có con. Những trường hợp này dùng bài Bát trân rất tốt.

Nhiều trường hợp phụ nữ hiếm muộn dùng bài Bát trân có kết quả tốt. Những người u xơ tử cung sau khi dùng bài thuốc trị u xơ nói trên có thể dùng bài Bát trân để tăng hiệu quả, đạt được nguyện vọng có thai và sinh con.

BS. NGUYỄN PHÚ L M

Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè

Mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể dễ mất nước qua đường mồ hôi để thải nhiệt. Mặt khác, thử và nhiệt dễ tích lại trong cơ thể làm phát sinh các chứng bệnh như mụn nhọt, đinh độc, rôm sẩy, lở ngứa, say nắng, say nóng, viêm đường tiết niệu, trĩ hạ... Trong khi đó, công năng hấp thu và bài tiết của đường tiêu hóa lại rất dễ bị suy giảm do chúng ta uống nhiều nước và dễ lạm dụng đồ sống lạnh. Bởi vậy, việc lựa chọn, chế biến và sử dụng những đồ ăn thức uống vừa dễ ăn, dễ tiêu, cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng lại vừa có tác dụng thanh nhiệt giải thử, thải độc tiêu viêm là hết sức cần thiết.

Trong dinh dưỡng học cổ truyền, có một loại đồ ăn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, đó là cháo thanh nhiệt giải thử. Thành phần cơ bản của loại cháo này là gạo và các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt lương huyết hoặc thanh nhiệt giải độc. Trong dân gian, chúng ta đã từng biết những loại cháo như cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo đậu đỏ, cháo trai, cháo hến... nhưng còn rất nhiều loại khác mà nhiều người chưa biết đến. Dưới đây, xin được giới thiệu một vài ví dụ điển hình.

Cháo rau muống: Rau muống 150g, thịt lợn nạc 50g, mã thầy 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Rau muống rửa sạch, thái vụn; thịt lợn xay hoặc băm nhỏ; mã thầy bỏ vỏ rửa sạch. Đem gạo vo sạch rồi cho vào nồi đun với 1.000ml nước, khi hạt gạo nở tung ra như hoa thì cho rau muống, thịt lợn và mã thầy vào ninh thật nhừ thành cháo. Khi được cho thêm dầu ăn và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, mát huyết.

Cháo mướp đắng: Mướp đắng 100g, đường phèn 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem ninh với gạo tẻ thành cháo, khi được cho thêm đường phèn và chừng 3g muối tinh, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, tiêu độc và làm sáng mắt, dùng thích hợp cho chứng phiền khát, đái tháo đường, cảm nắng phát sốt, kiết lỵ, đau mắt đỏ, mụn nhọt, rôm sẩy...

Cháo đậu xanh.

Cháo đậu xanh.

Cháo đậu xanh hà diệp: Đậu xanh 30g, hà diệp tươi (lá sen) 1/4 cái, gạo tẻ 100g. Đậu xanh loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu nước. Khi chín, cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen vào ninh nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử, bồi bổ sức khỏe, phòng chống béo phì, dùng rất tốt trong những ngày nóng bức, cơ thể mệt mỏi, đầu nặng, mắt hoa, trong ngực chộn rộn khó chịu...

Cháo lê ý dĩ: Lê 500g, ý dĩ 100g, đường phèn 100g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt thành quân cờ; ý dĩ đãi sạch, ngâm nước trong 30 phút, vớt ra để ráo nước. Cho cả 3 thứ vào ninh với 1.000ml nước thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt trừ phiền, thanh tâm nhuận phổi, giải khát trừ đàm, bồi bổ sức khỏe, dùng đặc biệt tốt cho những người mắc các chứng bệnh hô hấp mạn tính trong những ngày hè nóng bức.

Cháo nước mía: Gạo tẻ 100g, nước mía 200g. Gạo đãi sạch, cho vào nồi ninh thành cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài ba lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt trừ phiền, giải khát nhuận táo, bồi bổ cơ thể, dùng rất tốt cho những người mắc các chứng bệnh hô hấp mạn tính, táo bón, viêm lưỡi miệng, mụn nhọt, phiền nhiệt môi khô miệng khát...

Cháo la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Quả la hán cắt thành miếng mỏng, gạo tẻ đãi sạch, thịt lợn băm nhỏ, tất cả cho vào nồi ninh với 1.000ml nước thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, giải khát tiêu đờm, lợi hầu nhuận tràng.

Cháo đạm trúc diệp đậu đỏ: Đạm trúc diệp 100g, đậu đỏ 50g, gạo nếp 100g. Đạm trúc diệp rửa sạch, cắt nhỏ, đậu đỏ và gạo nếp đãi sạch, ngâm trương trong vài giờ, sau đó cho vào nồi nấu với 1.000ml nước, khi hạt gạo sắp nở cho đạm trúc diệp vào nấu nhừ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy giải độc, lương huyết, dùng rất tốt cho những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, kiết lỵ ra máu, viêm gan, tăng huyết áp, đái ra máu, mụn nhọt, lở ngứa, phù thũng do thận, do suy dinh dưỡng, xơ gan... trong những ngày hè nóng bức.

Cháo cúc hoa: Cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cúc hoa thu hoạch vào mùa thu sương giáng, bỏ cuống, sấy hoặc phơi khô, tán thành bột; gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi nấu với 1.000ml nước thành cháo loãng, khi được cho bột cúc hoa vào đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tán phong thanh nhiệt, thanh can hỏa, giảm huyết áp, làm nhẹ đầu, sáng mắt, dùng đặc biệt tốt cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bị bệnh lý mạch vành, viêm gan, đau mắt đỏ, hay đau đầu chóng mặt, hoa mắt... trong những ngày thời tiết nóng bức.

Cháo dưa hấu: Dưa hấu 1.000g, cát cánh 25g, đường phèn 100g, gạo tẻ 100g. Dưa hấu bỏ hạt, thái miếng nhỏ; cát cánh cắt thành miếng nhỏ như hạt gạo; gạo tẻ đãi sạch, ngâm nước cho trương lên. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ thành cháo loãng, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, giải khát trừ phiền, lợi tiểu, dùng làm đồ giải khát, chữa chứng phát sốt, phiền muộn, bức bối, tiểu tiện vàng, lở ngứa, rôm sẩy... do thời tiết quá nóng bức.

Cháo đậu xanh ngân hoa: Đậu xanh 50g, kim ngân hoa 50g, cam thảo 10g, gạo tẻ 100g. Đậu xanh ngâm nước nửa ngày, kim ngân hoa và cam thảo sắc kỹ rồi bỏ bã lấy nước ninh với gạo và đậu xanh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, có thể cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm giải thử, dùng thích hợp cho những người hay bị mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... trong những ngày hè nóng bức.

ThS.Hoàng Khánh Toàn


Món ăn

Ra máu khi đến tháng (kinh nguyệt) và khi sinh nở (sản dịch) là hiện tượng bình thường của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu lượng máu ra quá nhiều (còn gọi là băng huyết) sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc tốt cho những chị em "có vấn đề trên" để cùng tham khảo áp dụng khi cần.

Các bài thuốc của Tuệ Tĩnh

Trị băng huyết quá nhiều, xây xẩm, ngất xỉu: hương phụ (giã tróc vỏ), xác gương sen, hoa hòe mỗi vị 4g sao qua; tóc rối đốt ra tro, tê giác sao 2g. Sắc uống.

Trị băng huyết, rong huyết cả khí hư: hương phụ giã nát sao đen tán bột, hòa 8g với nước nóng mà uống là khỏi ngay. Nếu còn ra nhiều thì uống 12g nữa.

Trị băng huyết rong huyết không ngớt, không hề nóng lạnh: gương sen, hoa kinh giới phân lượng bằng nhau đều đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 8g với nước cơm.

Trị băng huyết mới hoặc lâu, không cầm:

- Mộc nhĩ, cây hòe đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu nóng.

- Hoa đậu ván trắng sấy khô tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cháo cho tí muối. Uống lúc đói.

- Xơ mướp, bẹ móc lượng bằng nhau đốt ra tro, tán nhỏ mỗi lần uống 4g với nước muối hoặc rượu.

- Ô mai nhục 7 quả đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 4 - 8g với nước cơm vào lúc đói.

- Lá mơ sấy khô, bẹ móc đốt ra tro, hai vị đều nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.

- Hột đào đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 - 8g với rượu. Ngày uống 3 lần.

- Hạt cam già đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu.

- Tóc rối rửa sạch, đốt ra tro tán nhỏ, uống 8g với rượu nóng lúc đói.

Cháo gà trống đen.

Cháo thuốc chữa bệnh

Cháo lá hẹ, ý dĩ: hạt ý dĩ 50g vo sạch, nấu cháo. Cháo chín cho 6g lá hẹ vào. Một quả trứng gà luộc chín, bóc vỏ chấm tiêu bột ăn với cháo ý dĩ. Ngày ăn 2 lần.

Cháo gà trống đen: làm thịt gà trống đen, bỏ ruột, rửa sạch, chặt miếng đun nhừ, nấu với gạo nếp thành cháo cho hạt tiêu, muối. Ăn ngày 2 lần lúc đói.

Cháo cây gai: rễ cây gai tươi 30g, trần bì 10g, đại mạch nhân 50g, gạo lức 50g, một ít muối ăn. Rễ cây gai và trần bì sắc lấy nước, bỏ bã, rồi cho gạo lức và đại mạch nhân vào nấu cháo, cháo chín cho muối vào là ăn được.

Lương y Minh Chánh